Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Thủ tục nhập khẩu máy rửa bát đĩa dân dụng

Hình ảnh
  Nhập khẩu máy rửa bát đĩa   – Cuộc sống hiện đại ngày một bận rộn nên các sản phẩm tiện nghi ngày càng được ưa chuộng, trong đó mặt hàng   máy rửa bát đĩa   (máy rủa chén) hiện nay đang được các gia đình yêu thích vì sự tiện lợi, sạch sẽ lại trang trí cho căn bếp thêm phần hiện đại. Trong 1 năm sử dụng máy rửa bát, bạn có thể tiết kiệm hơn 200 giờ để làm những công việc khác, tiết kiệm điện, nước hơn so với rửa bát bằng tay. Nắm bắt nhu cầu đó, hiện các dòng máy rửa bát đang được giới thiệu khá nhiều trên thị trường Việt Nam và 100% là hàng nhập khẩu, các dòng máy rửa bát được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu, Asean và Trung Quốc Khi nhập khẩu máy có phải kiểm tra chất lượng cho mặt hàng này hay không? Đây luôn là câu hỏi của không ít khách hàng khí có nhu cầu nhập khẩu máy. Hãy cùng Nguyên Đăng tham khảo các bước để nhập khẩu 1 chiếc máy rửa bát, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn, Nguyên Đăng sẽ tổng hợp tất cả những vấn đề và khúc mắc bạn đang phân vân. Chính sách nhập k...

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods), Hazardous cargo

Hình ảnh
  Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế, đối khi hàng hóa của bạn bị liệt vào danh sách hàng hóa nguy hiểm và bị charge cước cao ngất trời đi kèm khá nhiều yêu cầu và thủ tục khác. Vậy Hàng hóa nguy hiểm là gì? có bao nhiêu loại hàng nguy hiểm và làm sao để biết hàng của mình có phải hàng nguy hiểm hay không? Hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết này của   Nguyên Đăng Việt Nam . Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì? Hàng hóa nguy hiểm trong tiếng anh là Dangerous Goods (DG Cargo) hay Hazardous cargo (Hz Cargo). Đây là các chất, vật liệu và sản phẩm được xếp trong danh mục Hàng nguy hiểm cho Hàng hải Quốc tế (International Maritime Dangerous Goods – IMDG Code) Hàng nguy hiểm thường có ít nhát một trong những tính chất nguy hiểm như dễ cháy, dễ phát nổ, ăn mòn, độc, phát phóng xạ hoặc các đặc tính khác có thể gây thiệt hại lớn đến tính mạng và sức khỏe con người, huỷ hoại hàng hoá khác, làm hư hỏng phương tiện vận chuyển, công trình. Danh sách các chất được liệt kê là Dangerous...

Thủ tục nhập khẩu hóa chất

Hình ảnh
  Hóa chất là một mặt hàng ngày càng được nhập khẩu với khối lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất không ngừng tăng của đất nước. Vậy nhập khẩu hóa chất có khó không? Làm sao để biết hóa chất muốn nhập khẩu không nằm trong danh sách cấm? Câu trả lời nằm trong bài viết này của Nguyên Đăng Việt Nam. Hóa chất là gì? Có được nhập khẩu hóa chất không? Hóa chất là gì? Khái niệm về Hóa chất được đề cập trong luật  Hóa chất 2018  như sau: Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. Trong đó: Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi. Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường. Có được nhập khẩu hóa chất không? Thủ tục nhập khẩu hóa chất Đ...

Vận đơn hàng không hay Air Waybill (AWB), Cách sử dụng AWB

Hình ảnh
  Vận đơn hàng không hay Air Waybill (AWB) Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bạn sẽ nhận được một giấy gửi hàng (air consignment note) hay còn gọi là Vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không hay còn gọi là Air Waybill (AWB) là loại chứng từ các hãng hàng không hoặc FWD sẽ phát hành cho bạn nhằm xác nhận việc họ đã nhận vận chuyển lô hàng của bạn bằng máy bay. Vì như nói ở trên, AWB có chức năng xác nhận việc vận chuyển nên ta cũng có thể xem nó như một biên nhận hàng hóa (receipt of goods) của hãng hàng không cho bạn Thường thì các điều khoản của AWB hoàn toàn là do hãng hàng không đơn phương áp dụng, trừ khi đơn hàng của bạn thực sự lớn để đàm phán. Chức năng chính của một AWB Biên lai giao hàng hay biên nhận hàng hóa Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển được kí kết giữa shipper và carrier Là hóa đơn thanh toán cước vận chuyển và các phí liên quan Là chứng từ bảo hiểm. Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa. Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không. Trên đây ...

Các thế hệ tàu container – Sự phát triển của các Container ship

Hình ảnh
  Các thế hệ tàu container  – Kể từ khi những chiếc tàu container đầu tiên được đóng vào giữa những năm 1950s. Kể từ thời điểm đó, thiết kế của những tàu tàu container đã trải qua sáu đợt thay đổi lớn, mỗi đợt đại diện cho các thế hệ tàu container mới. Hôm nay hãy cùng Nguyên Đăng khám phá lịch sử phát triển của những chiếc tàu container này nhé! Những chiếc tàu container đầu tiên. Thế hệ thứ nhất Cấu tạo của những chiếc tàu container ngày ấy khá khác biệt so với ngày nay với những đặc điểm: Những con tàu container đầu tiên được trang bị cần cẩu trên tàu vì hầu hết các bến cảng không được trang bị phương tiện này để xếp dỡ container. Chúng cũng tương đối chậm, với tốc độ khoảng 18 đến 20 hải lý / giờ Tàu container chuyển đổi chỉ có thể chở các thùng chứa trên các boong chuyển đổi chứ không phải trong khoang hàng hóa. Thế hệ tàu container thứ 2 – Fully Cellular Containerships Tàu container thế hệ mới cũng mang lại lợi thế so với thế hệ cũ khi có thể sử dụng toàn bộ con tàu để x...

Danh sách các quốc gia trên thế giới kèm mã nước Alpha 3, Mã Alpha 2, Châu lục

Hình ảnh
  Danh sách các quốc gia trên thế giới  – Bạn làm xuất nhập khẩu? Bạn có khi nào bị khách hàng hỏi Quốc gia này nằm ở châu lục nào không? Hoặc thậm chí là trong các văn bản giấy tờ, bạn có bị nhầm mã của các nước? Nếu có thì bạn nên tham khảo ngay tại đây, trong bài viết này. Dưới đây là danh sách các quốc gia trên thế giới kèm mã Quốc gia 3 ký tự, Mã quốc gia 2 ký tự, Châu lục, Quốc khánh, tên Tiếng Việt, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam để các bạn dễ dàng tra cứu. Trong danh sách các nước này bao gồm: Mã quốc gia 2 ký tự: Mã Alpha 2 hay ISO 3166-1 alpha-2 là những mã quốc gia có hai ký tự trong tiêu chuẩn ISO 3166-1 đại diện cho quốc gia và lãnh thổ được  tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế  (ISO) phát hành Mã quốc gia 3 ký tự: Mã Alpha 3 hay ISO 3166-1 alpha-3 là mã hiệu quốc gia chứa 3 ký tự được định nghĩa ở ISO 3166-1 đại diện cho quốc gia và vùng lãnh thổ bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO Tên Tiếng Việt: Tên đã được Việt Hóa theo cách đọc của Ngư...

Đoạn phim “Container ở cảng” 4K UHD từ Drone-Logistics Footage

Hình ảnh
  Đoạn phim “Container ở cảng” chất lượng 4K UHD từ Drone – Logistics Footage: video được ghi lại từ   drone   – máy bay không người lái. Đây là video miễn phí, bạn có thể sử dụng mà không cần ghi nguồn. Drone là gì? Một  Phương tiện bay không người lái (UAV)  hay  Máy bay không người lái  (thường được gọi là  drone ), viết tắt  tiếng Anh  là  UAV  (unmanned aerial vehicle) là một máy bay không có phi công trên buồng lái. Hệ thống máy bay không người lái bao gồm một máy bay không người lái, một kiểm soát viên mặt đất, và một hệ thống liên lạc giữa UAV và kiểm soát viên. Các chuyến bay của UAV có thể vận hành với nhiều mức độ tự chủ khác nhau: hoặc dưới sự điều khiển từ xa bởi một một người vận hành, hoặc tự động bởi máy tính dựa vào một hệ thống tự động. Footage là gì? Ta có thể hiểu nôm na về footage như là những đoạn  video thô, chưa qua chỉnh sửa . Trong quá trình sản xuất video, các dạng footage sẽ cần phải trải qua mộ...

Thị phần của các hãng tàu updated tháng 5/2021

Hình ảnh
Thị phần của các hãng tàu  – Tính đến tháng 5 năm 2021, trên toàn thế giới có khoảng 6207 tàu đang hoạt động. Trong đó 5430 tàu là tàu container kiểu tổ ong. Tổng đội tàu của toàn thế giới có năng lực chở 24.603.858 TEUs với  trọng tải  toàn phần lên tới 295.936.440 DWT. Chuyên chở phần lớn lưu lượng hàng hóa trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Các hãng tàu lớn chi phối việc vận chuyển hàng hóa đường biển. Hôm nay, hãy cùng Nguyên Đăng điểm tên hãng tàu lớn nhất thế giới và tìm hiểu xem họ chiếm bao nhiêu % trong tổng thị phần vận tải đường biển toàn cầu nhé! Thị phần của 30 hãng tàu lớn nhất thế giới cập nhật tháng 5/2021 Rank Hãng tàu TEUs Thị Phần 1 Maersk 4,101,553 16.8% 2 Mediterranean Shg Co 3,952,449 16.2% 3 CMA CGM Group 3,058,664 12.5% 4 COSCO Group 3,006,110 12.3% 5 Hapag-Uoyd 1,793,668 7.3% 6 ONE (Ocean Network Express) 1,596,237 6.5% 7 Evergreen Line 1,340,447 5.5% 8 HMM Co Ltd 784,624 3.2% 9 Yang Ming Marine Transport Corp. 628,463 2.6% 10 Zim 404,261 1.7% T...

Back to back shipment là gì?Những đặc điểm chính của Back to Back Bill of Lading

Hình ảnh
  Back to back shipment là cái tên xuất phát từ back to back bill of lading (vận đơn giáp lưng) chứ thực tế không phải là lô hàng vì lô hàng nào cũng giống nhau nhưng về mặt chứng từ sẽ khác. Back to back shipment – Back to Back Bill of Lading Vận đơn giáp lưng xuất hiện khi có  NVOCC  hoặc khi Freight forwarder muốn phát hành vận đơn của riêng họ. Trong những trường hợp như vậy, House Bill of Lading do NVOCC / Freight Forwarder cấp sẽ là bản sao CHÍNH XÁC của Vận đơn chính do Hãng tàu phát hành. Sự khác biệt duy nhất sẽ là shipper, consignee và notify party sẽ khác nhau trong HBL và MBL .. Trong House Bill of Lading Shipper thường sẽ là Shipper / xuất khẩu hàng hóa thực tế (hoặc theo quy định của L/C) Consignee thường sẽ là người nhận / nhập hàng thực tế (hoặc theo quy định của L/C) Notify Party có thể giống với Consignee hoặc bất kỳ bên nào khác theo quy định của L/C Xem đầy đủ tại đây:  https://nguyendang.net.vn/vi/back-to-back-shipment/ ypư

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CO TRÊN HỆ THỐNG ECOSYS – ECOSYS GOV.VN

Hình ảnh
Hướng dẫn khai báo hồ sơ đăng ký co trên hệ thống ecosys – ecosys gov.vn được thực hiện bởi Nguyên Đăng Việt nam sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết, từng bước cụ thể. C/O là gì? C/O  (Certificate of origin) là loại chứng từ quan trọng chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ nằm trong Bộ chứng từ Xuất nhập khẩu hàng hóa, và rất quan trọng cho quá trình thông quan Nhờ C/O, hàng hóa xuất nhập khẩu có thể nhận được nhiều ưu đãi hơn về thuế quan, thuế suất thấp thậm chí là miễn thuế trong trường hợp có FTA ưu đãi HƯỚNG DẪN KHAI BÁO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CO TRÊN HỆ THỐNG ECOSYS Việc thực hiện khai báo hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ hoàn toàn được thực hiện trên nền tảng web, cho nên bạn không cần lo lắng nhiều về cấu hình máy tính. Để truy cập vào vào Hệ thống ECOSYS, bạn phải đăng kí tài khoản với mã số thuế của công ty mình Trong trường hợp bạn đã có tài khoản, truy cập vào  http://ecosys.gov.vn  và đăng nhập bằng tài khoản của mình. Sau đó hãy thực hiện ...

Phụ phí LSS – Phụ phí phát thải lưu huỳnh là gì? Tại sao lại thu LSS?

Hình ảnh
  Phụ phí phát thải lưu huỳnh LSS   – Khi vận chuyển đường biển, bạn có thể được   Forwarder   hoặc các hãng tàu báo giá bao gồm phụ phí LSS. Vậy LSS là gì? tại sao bạn lại phải chi cho khoản đó? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay Phụ phí phát thải lưu huỳnh là gì? Phụ phí phát thải lưu huỳnh hay phụ phí LSS là khoản phụ phí mà các hãng tàu thu để trang trải các chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc trang bị hệ thống lọc khí thải phù hợp với quy định của  IMO  ( IMO 2020 Sulphur Cap regulation) Các hình thức thu và Mức thu  Các hãng tàu có hai hình thức thu LSS đó là thu riêng hoặc gộp chung với cước biển (ocean freight) với mức: 25-35 USD/container 20’ hàng khô 50-70 USD/container 40’ hàng khô >70$ đối với các lô hàng đặc biệt như hàng lanh, OOG,… Tại sao lại thu phụ phí này? Hiện nay, hầu hết các tàu container thương mại hiện đại đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch như MGO (Marine gas o...

MSDS là gì? Vai trò của Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất (Material Safety Data Sheet)

Hình ảnh
MSDS – Material Safety Data Sheet là gì? MSDS là viết tắt của  Material Safety Data Sheet  – Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất. Đôi khi văn bản này còn được gọi với cái tên  Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Vật Liệu . MSDS là tài liệu quan trọng chứa các dữ liệu liên quan đến thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Hóa chất này có thể ở dạng tinh khiết hoặc thành phần của một sản phẩm hoàn chỉnh. Mỗi quốc gia có đơn vị quản lý MSDS khác nhau, tại Canada thì cơ quan quản lý MSDS là WHMIS, tại Hoa kỳ là OSHA, tại Việt Nam là Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất  VCERC Vai trò của MSDS Một bảng MSDS giúp: Bảo vệ sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất. Đưa ra giải pháp và phương thức vận chuyển an toàn và đảm bảo chất lượng khi vận chuyển Đưa ra giải pháp và cảnh báo khi lưu trữ an toàn, đảm bảo chất lượng Sử dụng an toàn Đánh giá khả năng ảnh hưởng, phơi nhiễm khi tiếp xúc Xử lý hiện trường khi gặp sự cố Cấp cứu nạn nhân trong trường hợp khẩn c...

Ý nghĩa của tên gọi "Nguyên Đăng" - Cty Nguyên Đăng Việt Nam

Hình ảnh
Đúng như tên gọi, “Nguyên Đăng” luôn hoạt động như một ngọn hải đăng dẫn đường. Những ngọn hải đăng đã dẫn đường cho những con tàu xuyên suốt lịch sử khai phá thế giới Là minh chứng hùng hồn cho khát vọng chinh phục những miền đất xa lạ Là dấu hiệu của an toàn, niềm tin và hi vọng Nguyên Đăng Việt Nam luôn rực sáng... Là ngọn hải đăng dẫn đường trong lĩnh vực logistics Chúng tôi luôn nỗ lực để trở thành NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS HÀNG ĐẦU.  https://youtu.be/08tQVhoqBcI

Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading) là gì? Các loại Vận đơn theo lệnh phổ biến

Hình ảnh
  Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading)  là loại vận đơn được yêu thích nhất trong thương mại quốc tế bởi tính linh hoạt của nó. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hữu hiệu để ràng buộc quyền sở hữu hàng hóa – đảm bảo thanh toán. Nguyên Đăng xin gửi tới các bạn bài viết phân tích về loại vận đơn này. Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading) là gì? Vận đơn theo lệnh (to order bill of lading) hay Vận đơn ký hậu (Endorsed Bill of Lading) là loại vận đơn mà hàng hóa trong vận đơn chỉ được giao cho người nhận hàng theo lệnh của một ai đó bằng cách người đó  ký hậu  và đóng dấu mộc vào mặt sau hoặc mặt trước của vận đơn. Người đứng ra ký hậu (ra lệnh) có thể là người gởi hàng (shipper),  Ngân hàng  (Bank) hoặc thậm chí là là consignee Tại sao lại cần Vận đơn ký hậu (Endorsed Bill of Lading)? Sự ra đời của vận đơn theo lệnh nhằm đáp ứng chức năng quan trọng nhất là sở hữu và chuyển nhượng Một To Order Bill Of Lading giúp các bên liên quan có thể chuyển đổi...

Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading – Named Bill of Lading) là gì

Hình ảnh
  Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)   – Trong vận chuyển quốc tế, việc sử dụng   Bill of Lading   là hết sức phổ biến. Tùy vào điều kiện thực tế mà ta lại sử dụng các loại Bill of Lading khác nhau. Hôm nay, Nguyên Đăng xin giới thiệu tới các bạn loại vận đơn có tên   Vận đơn đích danh Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) là gì Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading) hay còn có tên gọi khác là Named Bill of Lading là loại vận đơn mà trong ô Consignee ghi rõ tên (đích danh) và địa chỉ của người nhận hàng. Vận đơn ký hậu đích danh cũng miễn cưỡng được xem là một loại B/L đích danh. Việc ghi rõ đích danh tên người nhận đồng nghĩa với việc chỉ duy nhất người nhận hàng có tên trên bill có thể nhận hàng khi hàng cập cảng đích. Vận đơn đích danh không có giá trị chuyển nhượng lại cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng. loại vận đơn này thường được sử dụng trong các trường hợp sau Quà biếu, tặng Cá nhân gửi cho cá nhân Công ty mẹ – c...