Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Điều kiện giao hàng FOB Incoterms 2020

Điều kiện giao hàng FOB (Free On Board) là một thuật ngữ thương mại quốc tế (INCOTERMS) là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng rộng rãi nhất. Trong FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi hàng được đặt an toàn trên boong tàu được chỉ định bởi người mua tại cảng bốc hàng chỉ định. Hôm nay, các bạn hãy cùng Nguyên Đăng Khám phá bản cập nhật mới nhất FOB Incoterms 2020 này nhé! Khái quát về điều kiện giao hàng FOB Incoterms 2020 Với điều kiện giao hàng FOB Incoterms 2020, người bán phải thông quan xuất khẩu và xếp hàng an toàn trên boong tàu được chỉ định bởi người mua, dưới sự định đoạt của người mua tại cảng đã thỏa thuận trong hợp đồng. FOB yêu cầu người bán thông quan hàng hóa để xuất khẩu. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, không phải trả bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục nhập khẩu nào. Người mua không phải kí kết và chi trả chi phí cho hợp đồng vận chuyển. Mọi rủi r...

Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020

Hình ảnh
Điều kiện giao hàng CIF (Cost Insurance and Freight) là một thuật ngữ thương mại quốc tế (Incoterms) được dành riêng cho vận chuyển hàng hải. Quy tắc CIF giống hệt với CFR ngoại trừ việc người bán phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa. Hôm nay, các bạn hãy cùng Nguyên Đăng Khám phá bản cập nhật mới nhất: CIF Incoterms 2020 nhé! Popcast : Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020 Khái quát về điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020 Trong điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020, người bán giao hàng cho người mua trên tàu, tại cảng vận chuyển (Port of Loading – POL) hoặc người mua (buyer) mua lại hàng hóa đã có sẵn trên tàu. Người bán thông quan hàng hóa để xuất khẩu, tuy nhiên không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, cũng không phải trả bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục hải quan nhập khẩu. Người bán kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa (thuê tàu chở hàng), cung cấp mọi giấy tờ cần thiết và phải chịu mọi chi phí để đưa được hàng đến ...

Chuyển tải và Đi thẳng là gì? Phân biệt lô hàng đi Direct và VIA

Hình ảnh
Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, lô hàng của bạn sẽ được Carriers vận chuyển theo hai cách đó là Đi thẳng (Direct) chuyển tải (Via). Vậy chuyển tải và đi thẳng là gì? Chúng có gì khác nhau? Hãy cùng Nguyên Đăng khám phá qua bài viết hôm nay nhé! Lô hàng đi thẳng Là gì? Lô hàng đi thẳng hay còn gọi là Hàng trực tiếp (Direct) có đặc điểm như sau Lô hàng của bạn được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất Lô hàng đi thẳng không nhất thiết phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó Ví dụ: Công ty Nguyên Đăng Việt Nam có một lô hàng hóa chất tại cát lái xuất cho công ty A tại singapore Nguyên Đăng chọn hãng tàu B để vận chuyển lô hàng. Vì vị t...

Quy trình ủy thác nhập khẩu

Hình ảnh
  Ủy thác nhập khẩu là gì?  tại sao lại không tự đứng ra nhập khẩu hàng hóa mà phải cần ủy thác cho bên thứ ba? Hãy cùng  Nguyên Đăng  tìm hiểu lý  do  qua bài viết ngày hôm nay nhé! Ủy thác nhập khẩu là gì? Ủy thác nhập khẩu  được hiểu đơn giản là việc nhập khẩu thông qua trung gian. Trong đó, cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập hàng về Việt Nam, tuy nhiên lại không thể (hoặc không muốn) trực tiếp đứng ra nhập khẩu. Trong trường hợp này, họ nhờ hoặc thuê một công ty thứ 3 có chức năng nhập khẩu (công ty nhận Ủy thác nhập khẩu ) đứng ra đại điện nhập khẩu hộ lô hàng đó. Dich vụ ủy thác nhập khẩu là một công ty có chức năng nhập khẩu đứng ra nhập khẩu hàng hóa hộ cho 1 cá nhân hoay một doanh nghiệp khác. Trong đó người thuê ủy thác sẽ phải trả phí dịch vụ ủy thác (cố định) hoặc hoa hồng ủy thác (% trên mỗi lô hàng). Các bước thực hiện ủy thác nhập khẩu Người ủy thác kí kết hợp đồng ủy thác với đơn vị được ủy thác Người ủy thác cung cấp các thông tin, chứng ...

CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER PHỔ BIẾN

Hình ảnh
FCL – Full Container Load FCL hay vận chuyển nguyên container: Đây là khi một khách hàng sử dụng container riêng cho hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển Các container FCL thường được đóng và dỡ hàng bởi chính khách hàng đó tại cơ sở của mình ở điểm xuất phát và điểm đến .. Khách hàng chịu trách nhiệm về việc đóng gói và tình trạng hàng hóa đóng trong container FCL .. LCL – Less than Container Load LCL hay hàng lẻ: Đây là khi cùng một container được sử dụng cho hàng hóa của nhiều người gửi hàng và người nhận hàng .. Khách hàng giao hàng hóa của họ đến trạm đóng gói hàng hóa (CFS – Container Freight Station). Tại đây, hàng hóa được các công nhân đóng gói thay cho khách hàng. Hãng tàu chịu trách nhiệm về việc đóng gói, điều kiện hàng hóa và giao hàng. Các hãng tàu không cung cấp dịch vụ LCL tại tất cả các quốc gia. Ví dụ ở  Nam Phi  – không có khái niệm về container LCL và các lô hàng LCL được xử lý bởi các Groupage Operators. XEM THÊM:  FCL VÀ LCL LÀ GÌ ? Bài viết ...

Forwarder và Freight Forwarder là gì? Chọn Freight Forwarder như thế nào?

Hình ảnh
Forwarder và Freight forwarder là gì? Trong tiếng anh, “ Forward ” có nghĩa là “chuyển tiếp” còn hậu tố “ er ” ám chỉ người thực hiện hành động chuyển tiếp (hàng hóa) đó Trong xuất nhập khẩu, forwarder hay một công ty giao nhận vận tải là một đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Họ đứng ra nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidate) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận chuyển (hãng tàu, hãng hàng không, nhà xe) vận chuyển từ điểm xuất phát tới điểm đích. Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu Chúng ta đã trả lời được câu hỏi Forwarder là gì  vậy vai trò của họ trong xuất nhập khẩu là gì? Một số người cho rằng Forwarder nhìn chung cũng chỉ là một dạng “cò” ăn chênh lệch trong XNK. Vậy lý  do  mà người ta vẫn tìm đến forwarder mỗi khi có hàng xuất hay nhập là gì? Tại sao họ không trực tiếp làm việc với nhà vận chuyển để đỡ một khoản chi phí? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng...

Local charges, phụ phí và phí khác trong vận chuyển đường biển

Hình ảnh
Local charges và phụ phí là gì?​ Local charges là gì? Đó là tên gọi chung cho các loại phí địa phương mà Shipper và Consignee phải đóng cho  Hãng tàu /Forwarder ngoài cước biển (Ocean Freight). Local charges được thu tại cảng dỡ hàng và cảng xếp hàng theo mức khác nhau tùy vào hãng tàu, cảng đi và cảng đến Phụ phí là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu Các khoản phụ phí này là do hãng tàu đặt ra nhằm bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh hay doanh thu giảm đi do nguyên nhân nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, mùa cao điểm,chiến tranh, tắc nghẽn cảng…). Cần phân biệt rõ local charge, phụ phí và các loại phí do cảng thu. nếu một loại phí được cảng thu trực tiếp thì phí đó không được tính trong local charge Các loại local charges và phụ phí trong vận chuyển đường biển​ Phí địa phương (Local Charges)​ Các loại phụ Phí (Surcharge) và các phí liên quan​ Bài viết chi tiết: https://nguyendang.net.vn/vi/local-charges-va-phu-phi/

Điều kiện giao hàng DAP Incoterms 2020 Tiếng Việt

Hình ảnh
  Khái quát về điều kiện giao hàng DAP Incoterms 2020 Trong Incoterms 2020, giao hàng điều kiện DAP có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng hóa từ kho của mình cho tới điểm đích (thường là kho của người mua). Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển hoặc quá cảnh cho đến khi hàng đến điểm đích mà không cần dỡ xuống. Người bán tiến hành thông quan xuất khẩu, kí kết hợp đồng vận chuyển đến cơ sở của người mua mà không cần thông quan nhập khẩu Nếu trong hợp đồng vận chuyển giữa người bán và người vận chuyển có bao gồm phí dỡ hàng tại điểm đích thì có nguy cơ người bán không được hoàn lại phí này từ người mua. Hai bên cần làm rõ điều này trong hợp đồng để tránh tranh chấp về sau. Địa điểm giao hàng cần được ghi rõ càng chi tiết càng tốt bởi: Đây vừa là địa điểm chuyển giao rủi ro vừa chuyển giao chi phí giữa hai bên. Đây là điểm nằm trong hợp đồng vận tải của người bán với hãng vận chuyển đưa hàng đến địa điểm giao hàng. Trong trường hợp không g...

Điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020

  Điều kiện giao hàng DDP   (Delivery Duty Paid)  là một thuật ngữ thương mại quốc tế (Incoterms) được sử dụng để mô tả việc giao hàng hóa mà người bán chịu trách nhiệm cao nhất. Hôm nay, các bạn hãy cùng Nguyên Đăng Khám phá bản cập nhật mới nhất  DDP Incoterms 2020  này nhé! Khái quát về điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020 Theo điều kiện giao hàng DDP Incoterms 2020, người bán chịu rủi ro và trách nhiệm ở mức tối đa bằng cách giao hàng cho người mua tại địa điểm cụ thể hoặc cảng đích được ghi rõ trong hợp đồng mà không cần dỡ hàng xuống. DDP chỉ ra rằng người bán chịu trách nhiệm và chi phí cho cả thông quan xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời  kí kết mọi hợp đồng vận chuyển để vận chuyển hàng hóa tới địa điểm giao hàng. Điểm giao hàng cũng là điểm đích – nơi hàng hóa sẵn sàng dỡ xuống bởi người mua (thường là kho người mua). Người mua chịu trách nhiệm dỡ hàng, và chi trả cho việc đó. Tại thời điểm hàng hóa được dỡ xuống, mọi rủi ro và chi phí chuyển cho...

Booking Confirmation Là Gì? Quy Trình Thực Hiện?

Hình ảnh
Booking Confirmation Là Gì? Booking Confirmation được dịch là xác nhận đặt chỗ. Ta có thể hiểu ngắn gọn rằng, sau khi người thuê tàu và hãng tàu/FWD đạt được thỏa thuận về giá cước, hãng tàu sẽ gửi lại một xác nhận với người thuê tàu rằng họ đã book được hay giữ được chỗ trên tàu/giữ được containers để chở hàng. Có được xác nhận này tức là bạn đã có một lệnh yêu cầu cung cấp container rỗng. Xác nhận đó chính là Booking Confirmation hay Booking Note. Quy trình thực hiện booking? Quy trình booking không quá khó khăn. Hiện nay, có rất nhiều công ty Forwarder, họ có thể giúp bạn làm điều này  hoặc các nhân viên kinh doanh bên công ty vận chuyển sẽ tư vấn cho bạn, nên bạn không cần quá lo lắng về các bước thực hiện booking. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các thông tin mà bạn cung cấp trong quá trình này, vì nó sẽ quyết định trực tiếp đến việc vận chuyển hàng hóa của bạn sau này. Quy trình thực hiện booking được thực hiện theo 3 bước cơ bản sau: Sau khi đạt được thỏa thuận về thời gian, ...

Phụ phí CIC là gì? Ai thu phí CIC? Điều kiện phải cộng phí CIC?

Hình ảnh
  Phụ phí CIC là gì? CIC là viết tắt của  Container Imbalance Charge  hay  Equipment Surcharg:  phí mất cân bằng container. Đây là một loại phụ phí vận tải biển, phát sinh từ việc mất cân bằng về số lượng container rỗng. Phụ phí được thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng. Hiểu đơn giản, CIC là phí phát sinh từ việc phải di chuyển container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Xét về các nước, thì đây là phí mất cân bằng container do  cán cân xuất nhập khẩu  không đều nhau. Phí CIC có thể được xem như một phần của phí container. Ai thu phí CIC? Ai phải trả CIC? Không kể người bán hay người mua thuê tàu , có 2 trường hợp thu phí CIC như sau: Hãng tàu sẽ thu phí CIC từ phía người bán nếu tình trạng thiếu cont xảy ra trước khi hàng rời khỏi cảng đi. Hãng tàu sẽ thu phí CIC từ phía người mua nếu tình trạng thiếu cont xảy ra sau khi hàng đã đến cảng đích. Phí CIC dao động từ 60USD-150USD/cont tùy container, hãng tàu. Lư...

Consol Box: Ưu và nhược điểm của hàng consol

Hình ảnh
Consol và vận chuyển container Kể từ khi được phát minh cách đây hơn 65 năm, container thực sự đã thay đổi toàn diện bộ mặt của vận chuyển hàng hóa nói riêng và thương mại toàn cầu nói chung. Từ những chiếc container tiêu chuẩn đầu tiên, các loại container mới ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu vận chuyển các hàng đặc biệt khác. Vâng! rất nhiều container với đầy đủ kích cỡ, chủng loại đang được vận chuyển hàng ngày trên thế giới. Tuy nhiên, tất cả chúng đều thuộc một trong  hai hình thức cung cấp dịch vụ container  duy nhất đó là: FCL (full container load):  Một container đóng hàng cho một shipper duy nhất. Tuy nhiên, nếu lô hàng của shipper là lô hàng nhỏ, hay đơn giản chỉ là shipper không đủ khả năng chi trả cho cả container đó thì sao? LCL (Less than Container Load):  một container đóng hàng cho nhiều khách là hình thức dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. LCL giải được bài toán vận chuyển các lô hàng nhỏ lẻ từ nhiều shipper tới nhiều CNEE. Đồng thời còn ...

DEM và DET : Phân biệt Demurrage và Detention chỉ trong nửa nốt nhạc

Hình ảnh
  DEM và DET hai thuật ngữ thường gây nhầm lẫn cho mọi người trong vận chuyển hàng hóa. Sự thiếu hiểu biết và nhầm lẫn về 2 khái niệm này có thể dẫn đến nhiều tổn thất về mặt kinh tế. Hôm nay hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu sự khác biệt giữa DEM và DET nhé Sự khác biệt cơ bản DEM và DET là gì? Phí Demurrage (DEM): Phí lưu bãi, là khoản phí cho thời gian container lưu tại bãi tính từ thời điểm hết free time Phí Detention (DET): Phí lưu container, là khoản phí cho thời gian bạn lưu container (của hãng tàu) tại kho bãi của mình kể từ thời điểm hết free time DEM, DET vận hành như thế nào? Nhập khẩu Chẳng hạn, Công ty A (CNEE) có một  container  được dỡ xuống tàu vào ngày 2 tháng 7. Do có vấn đề phát sinh, CNEE chỉ có thể nhận hàng vào ngày 12/7. Xuất khẩu Chẳng hạn Công ty B có 1 container xuất khẩu với  ETD  là 20/8 và closing time là 7h ngày 20/8. Do công ty B khá xa cảng nên phải lấy container từ hãng tàu trước 8 ngày (ngày 12/8) để kịp thơi gian đóng hàng và vận c...

Phí vệ sinh Container (CLeaning Container Fee)

Hình ảnh
  Phí vệ sinh Container (Cleaning Container Fee – CCF) – Chắc hẳn ai trong nghề cũng sẽ từng nghe đến phí này, khi nó có tên trong các khoản phí tính thêm vào cước biển của hãng tàu. Nghe qua thì đã biết đại khái phí này là gì rồi, tuy nhiên, cụ thể thu phí như thế nào? Ai là người thu? Ai là người phải trả CCF? Hãy cùng   Nguyên Đăng   tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Phí vệ sinh Container (Cleaning Container Fee) là gì? Đây là chi phí phải trả cho hãng tàu để làm sạch vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy cont về kho và trả cont rỗng tại các depot. Việc làm này nhằm tránh những ảnh hưởng từ những lô hàng trước tới lô hàng sau. Ví dụ như bị ám mùi, dính bẩn lên các lô hàng sau. Khi nào phải trả phí vệ sinh container? Ngay sau khi hoàn tất thủ tục D/O tại hãng tàu/công ty forwarder hoặc khi trả cont tại các depot. Xem thêm:  https://nguyendang.net.vn/vi/phi-ve-sinh-container-cleaning-container-fee/

SOLAS VGM: Verified Gross Mass và các cách tính VGM

Hình ảnh
  Khi xuất khẩu hàng hóa.. chắc hẳn bạn sẽ phải submit VGM cho hãng tàu. Vậy VGM là gì? 1 VGM – Verified Gross Mass 1.1 Vậy VGM là gì? 1.2 Cách xác minh 2 Submit VGM và Trách nhiệm của các bên 2.1 Related VGM – Verified Gross Mass Mỗi con tàu đều có trọng tải nhất định được tính bằng tấn, tương đương với năng lực vận tải an toàn (tính bằng DWT – deadweight tonnage) của nó. Điều này có nghĩa là, con tàu đó sẽ an toàn khi tổng trọng lượng hàng hóa thấp hơn hoặc bằng trọng tải đó. Vậy VGM là gì? Tháng 11/2014, tổ chức Hàng Hải Thế Giới (IMO) đã sửa đổi Chương VI Quy định 2 của SOLAS nhằm siết chặt quy trình cân hàng hóa đóng trong container và kê khai đúng trọng lượng sau khi xác minh (verification) Bài viết đầy đủ chi tiết:  https://nguyendang.net.vn/vi/solas-vgm-verified-gross-mass-va-cac-cach-tinh-vgm/

Container Treo là gì? Có bao nhiêu loại container Treo?

Hình ảnh
  Container Treo là gì? Có bao nhiêu loại container Treo? Đây là câu hỏi của khá nhiều người khi vừa mới biết đến cụm từ này, hoặc với những người mới vào nghề mà chưa hiểu kỹ về loại hình container này? Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu được định nghĩa thế nào là Container Treo? Và chúng có bao nhiêu loại? Nhé!!! Container Treo là gì? Container treo hay còn được gọi với cái tên GOH – viết tắt của từ Garments on Hanger Container. Đây là loại container được sử dụng chủ yếu bởi các công ty xuất nhập khẩu may mặc. Container treo (GOH) có các thiết bị đã được gắn khớp với nhau bằng đai ốc và ốc vít, tạo thành khối khung chắc chắn, giúp hàng may mặc được treo an toàn lên phía trên như tại các shop thời trang. Container GOH thường có hệ thống các cọc ngang ở bên trên mái được sắp xếp hợp lý, giúp cho khối lượng của hàng được chứa tối đa. Bài viết chi tiết:  https://nguyendang.net.vn/vi/container-treo-la-gi-co-bao-nhieu-loai-container-treo/

Phân biệt Bulk và Break Bulk

Hình ảnh
  Bulk và Break Bulk có lẽ là hai thuật ngữ gây nhầm lẫn phổ biến hàng đầu tại Việt Nam. Hai thuật ngữ này không thể được sử dụng thay thế cho nhau vì có sự khác biệt rõ ràng giữa Bulk và Break Bulk về các khía cạnh: hàng hóa, tính chất, kích thước, cách xử lý, công suất, giao dịch, khách hàng, cảng, bến, thiết bị, cơ sở hạ tầng…. Phân biệt Bulk và Break Bulk Bulk Thuật ngữ BULK (rời) liên quan đến  hàng hóa khô và rời rạc  như quặng sắt, ngũ cốc, than đá, Alumina và phốt phát được vận chuyển ở dạng rời (tức là hàng không được đóng gói) và được xếp trực tiếp vào các hầm của tàu như video bên Hiện nay, có một số cách giải thích cho Bulk là “khối / số lượng lớn” hay “thô”. Chẳng hạn như cho rằng: Bulk cargo – Hàng khối / số lượng lớn hay hàng thô. Cách giải thích này là không đúng. Vì xét theo thực tiễn thì có những hàng có khối/số lượng lớn hay hàng thô lại không phải Bulk cargo. BREAK BULK Thuật ngữ BREAK BULK (tạm dịch là hàng hợp nhất) liên quan đến hàng hóa được đóng g...

Phân biệt Liner Service và Tramp service

Hình ảnh
Liner Service  và  Tramp service  — Bạn có biết, hiện nay, có hơn 55.000 tàu thương mại đang hoạt động trên toàn cầu. Dựa vào các đặc điểm, ta có thể chia các tàu này thành nhiều loại như General Cargo ships, Bulk and Break Bulk ships, Container ships, Chemical, Oil and LNG Tankers, Passenger, ..vv. Tuy có nhiều loại tàu, nhưng tất cả các loại này đều vận hành cho hai loại dịch vụ vận tải biển chính là  Liner Service  và  Tramp service. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai loại hình này? Hãy cùng Nguyên Đăng tìm hiểu nhé! 1 Liner Service 2 Tramp service 3 Phân biệt Liner Service và Tramp service 3.1 Related Bài viết đầy đủ:  https://nguyendang.net.vn/vi/phan-biet-liner-service-va-tramp-service/

Electronic Cargo Tracking Note là gì? Tại sao cần sử dụng ECTN

Hình ảnh
  Electronic Cargo Tracking Note là gì? Electronic Cargo Tracking Note (ECTN) (tạm dịch: ghi chú theo dõi hàng hóa điện tử) hay Bordereau de Suivi Cargaison (BSC) là một tài liệu hàng hải chứa thông tin liên quan đến hàng hóa và việc di chuyển giữa các cảng. Bạn bắt buộc phải nộp tài liệu này cho  hiệp hội chủ hàng  (shippers’ councils) ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi. Mọi hàng hóa xuất khẩu sang các nước này, dù là hàng thương mại, cá nhân hay từ thiện, đều phải có  chứng chỉ ECTN (ECTN certificate). Các yêu cầu của ECTN Để issue ECTN, bạn sẽ cần các tài liệu sau: Bill of lading Commercial Invoice Freight Invoice (Bắt buộc nếu giá trị cước vận chuyển không được đề cập trong hóa đơn thương mại) Quy trình đăng ký Quá trình để có được chứng chỉ rất đơn giản. Đây là các bước bạn cần thực hiện để hoàn thành đơn đăng ký: Bạn cần gửi bản scan của các tài liệu cần thiết cho đại lý Sau đó, đại lý sẽ xuất invoice và cung cấp cho bạn bản nháp của chứng chỉ ECTN để bạn kiểm t...